World Games™

Chuyện chàng trai lên tỉnh thi "Đại học" Đế chế WGlogoforlink

World Games™️
No.1 - Gaming | Never Old One
- Connecting World Games -


Contact:
legendofkiller206@yahoo.com









Join the forum, it's quick and easy

World Games™

Chuyện chàng trai lên tỉnh thi "Đại học" Đế chế WGlogoforlink

World Games™️
No.1 - Gaming | Never Old One
- Connecting World Games -


Contact:
legendofkiller206@yahoo.com







World Games™

Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Chuyện chàng trai lên tỉnh thi "Đại học" Đế chế Wcg

    Chuyện chàng trai lên tỉnh thi "Đại học" Đế chế

    zLp™
    zLp™
    [Founder] Người sáng lập
    [Founder] Người sáng lập


    Giới tính Giới tính : Male
    WG$ WG$ : 34390

    Vui vẻ Chuyện chàng trai lên tỉnh thi "Đại học" Đế chế

    Post by zLp™ Sat 2 May 2009 - 15:47

    Ngày
    thi tuyển đã gần kề, nhưng mớ kiến thức Toán, Lý, Hóa trong đầu Tuấn
    giờ chỉ còn “Lùa hươu”, “Dụ voi”, “Bo thành”, “Nhảy bắn” …

    Hàng
    năm cả nước có hàng triệu thí sinh tìm đường lên tỉnh thi Đại học nhưng
    tiếc là không phải tất cả đều được đỗ. Vậy là có rất nhiều thí sinh
    đành lòng quay về quê hương “làm lại từ đầu”, cũng có những người ở
    lại, do được gia đình chu cấp, để quyết tâm thi lại năm sau. Ý định ấy
    quả thực là đáng khen, thế nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Đôi lúc
    vẫn có những con người đâm đầu thi vào các trường Đại học không có tên
    trong Bộ giáo dục: Đại học game.
    Chuyện chàng sinh viên Đại học Đế chếBất kỳ ai từng trải qua vài năm “lăn lộn” tại các quán game khu
    vực Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) đều biết đến cái tên Nguyễn Đức Tuấn,
    đã từng học tại một trong những trường THPT có tiếng nhất ở Hà Nội,
    trường Sư Phạm, nhưng giờ đây chẳng ai rõ tung tích của cậu ở đâu nữa.
    Đường đời của cậu rẽ ngang sang hướng khác từ cái ngày cậu chơi game.

    Chuyện chàng trai lên tỉnh thi "Đại học" Đế chế 0205094dh
    Nô nức thí sinh lên tỉnh thi Đại học.

    Quê nguyên gốc Thanh Hóa, mảnh đất nổi danh là hiếu học, Tuấn được
    cha mẹ đầu tư cho lên tỉnh thi vào THPT Sư Phạm. Cũng phải nói thêm
    rằng học ở một trường danh tiếng như thế thì khả năng đỗ Đại học là rất
    cao. Quả thực, Tuấn tỏ ra rất có khiếu học hành trong năm đầu. Sang đến
    lớp 11, được bạn bè rủ rê, cậu bắt đầu biết tới game, thời ấy, nổi nhất
    Đế chế, Half Life, StarCraft chứ chẳng mấy người gọi theo cái tên chuyên nghiệp như e-Sport bây giờ.Suốt một năm trời chỉ quanh quẩn với game mà ngày thi Đại học đã
    gần kề, Tuấn liên tục bỏ những kỳ thi quan trọng tại trường và tất
    nhiên, điểm tổng kết của cậu rất thấp. Mớ kiến thức Toán, Lý, Hóa được
    thay bằng những môn mới như “Lùa hươu”, “Dụ voi”, “Bo thành”, “Nhảy
    bắn” … Có người nói vui, nếu có Đại học Đế chế thì ắt
    cậu phải đỗ thủ khoa. Rồi một ngày, Ban giám hiệu đã ký giấy đuổi học
    với Tuấn. Khi ấy, cậu cũng "kịp" thành một tay “cao thủ game”. Sau lần
    thi Đại học năm ấy, không ai nhìn thấy Tuấn nữa, có người kể cậu đã bị
    bố bắt về quê, có người lại nghe rằng cậu từ bỏ game và quyết tâm ôn
    thi lại, học lại từ THPT. Cuộc đời biết bao ngã rẽ, nhưng cậu đã chọn
    ngã rẽ chông gai nhất.

    Chuyện chàng trai lên tỉnh thi "Đại học" Đế chế 0205092dh
    Đế chế có phải là một trong 3 môn thi Đại học?

    Gian truân đường lên tỉnh thi Đại họcNỗi gian khổ vì phải sống xa nhà, điều kiện học tập thiếu thốn, lạ
    nước lạ cái … vốn đã trở thành đề tài quen thuộc trong các phóng sự về
    quá trình học sinh lên tỉnh thi Đại học. Nhưng trong những năm gần đây,
    người ta phải nhắc đến cả những cám dỗ của lối sống thành thị trong
    hành trình “tìm đường cho mai sau”. Game cũng bị nhắc đến như là một
    trong những khía cạnh tiêu cực mà lối sống ấy mang lại. Trường hợp của
    Tuấn là một trong những minh chứng rõ nét nhất.

    Chuyện chàng trai lên tỉnh thi "Đại học" Đế chế 0205091dh
    Trung tâm nào đào tạo ngành "game"?

    Thông thường thì một lớp tại trường Sư Phạm có khoảng hơn 40 học
    sinh, và nếu có em không đủ tiêu chuẩn (điểm số, hạnh kiểm) thì sẽ bị
    ký giấy “gửi trả về địa phương”. Thầy Hưng, giáo viên nổi tiếng tại
    trường nói vui về tình hình học sinh lên tỉnh quá đam mê game: “Nếu nhà trường nghiêm khắc hơn thì có lẽ từ giờ đến năm lớp 12 chỉ còn có 20 em quây quần bên nhau trong một lớp”.
    Lỗi thuộc về ai?Nhà trường, thầy cô giáo đổ lỗi cho game, cha mẹ kêu la con hư đốn
    còn học sinh, chỉ biết kêu trời. Ngẫm lại mới thấy, lỗi đa phần thuộc
    về chính các học sinh khi họ không thể kiểm soát được bản thân trước sự
    cám dỗ của loại hình giải trí mới mẻ này. Một phần nhỏ nữa đó là do sự
    nhìn nhận không đúng đắn về game trong xã hội hiện nay.

    Ban Tư vấn tuyển sinh của báo Dân trí đã có lần đau đầu khi nhận được câu hỏi khá “độc”: “Trường nào đào tạo ngành ‘chơi game’ ở Việt Nam hiện nay?”.

    GameK.vn

      Current date/time is Sun 19 May 2024 - 17:10