World Games™

Mặt trái của đa dạng game eSport hiện nay WGlogoforlink

World Games™️
No.1 - Gaming | Never Old One
- Connecting World Games -


Contact:
legendofkiller206@yahoo.com









Join the forum, it's quick and easy

World Games™

Mặt trái của đa dạng game eSport hiện nay WGlogoforlink

World Games™️
No.1 - Gaming | Never Old One
- Connecting World Games -


Contact:
legendofkiller206@yahoo.com







World Games™

Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Mặt trái của đa dạng game eSport hiện nay Wcg

2 posters

    Mặt trái của đa dạng game eSport hiện nay

    zLp™
    zLp™
    [Founder] Người sáng lập
    [Founder] Người sáng lập


    Giới tính Giới tính : Male
    WG$ WG$ : 34390

    Xấu Mặt trái của đa dạng game eSport hiện nay

    Post by zLp™ Wed 12 May 2010 - 23:55

    Biên tập viên tài năng của Fnatic -
    Cameron "fams" Carson - bày tỏ những suy nghĩ của anh
    về sự đa dạng các dòng game và ảnh hưởng của nó đến eSport.

    Mặt trái của đa dạng game eSport hiện nay Game-diversity-01

    Đa dạng game là hiện tượng không hề có
    trong thể thao chính thống. Năm qua tháng lại, những môn thể thao mà
    chúng ta ưa thích vẫn không thay đổi: bóng đá vẫn chỉ là bóng đá, hockey
    vẫn chỉ là hockey, v…v… Tuy nhiên, trong ngành công nghiệp eSport, càng
    ngày càng có nhiều game mới xuất hiện, với hàng ngàn cái tên khác nhau.

    Một số đếm trên đầu ngón tay những game
    kinh điển, như Counter Strike hay StarCraft, thì trụ lại được trước dòng
    chảy của thời gian, nhưng rồi một ngày kia chính chúng cũng sẽ mai một,
    nhường chỗ cho những cái tên mới hơn, hoàn thiện hơn tiếm ngôi bá chủ
    trong thế giới eSport.

    eSport, về bản chất, là một môn thể thao
    đặc biệt ở tầm thế giới. Có thể nói rằng sức quyến rũ của eSport đến từ
    việc một game thủ không cứ gì phải chơi mãi một game mới go pro được.
    Thể thao chính thống có cả tá môn để một người giải trí hay tranh đấu
    với bạn bè, nhưng số môn có thể chơi chuyên nghiệp thì giới hạn. Với
    eSport thì khác. Dường như bất cứ game nào có chút cạnh tranh, có chút
    hào nhoáng cũng đủ tư cách mang danh “eSport”. Nhưng chân thành mà nói,
    chúng có xứng đáng với tên gọi đó không?

    Ở Hàn Quốc, StarCraft là “vua” của mọi
    game. Dĩ nhiên, xung quanh nó cũng tồn tại nhiều eSport khác, như
    Special Force chẳng hạn, nhưng StarCraft thống trị tất cả. StarCraft
    vượt trội so với game cùng thời là có nguyên do: ngoài các nhà tài trợ,
    nó còn phát triển nhờ một cộng đồng fan đầy nhiệt huyết. Với thậm chí
    những kênh TV, những đài truyền hình, phát thanh dành riêng cho
    progaming, StarCraft luôn luôn nằm trong tâm điểm chú ý. StarCraft là
    eSport được người người dõi theo, đồng thời là địa hạt để xác định
    progamer ở xứ Hàn.
    Mặt trái của đa dạng game eSport hiện nay Nate_msl_1


    StarCraft - "Vua của mọi game" tại Hàn
    Quốc.




    Trái lại, ở ngoài Hàn Quốc, có vô số
    những địa hạt như thế. Từ CS và Warcraft đến Team Fortress 2 và FIFA 10,
    chẳng có “quy định” nào về game “phải chơi” nếu muốn đi chuyên nghiệp.
    Điều này lợi hay hại cho eSport? Quá nhiều game đã chia rẽ nặng nề thế
    giới eSport, đến mức những sự kiện tầm thế giới như WCG còn phải hạ mình
    đưa Carom 3D vào “thi đấu”, và gắn mác “eSport” cho nó để xin tài trợ.

    Bên cạnh đó, quá nhiều các cộng đồng nhỏ
    lẻ, vụn vặt cũng làm khó các nhà tài trợ vì không đời nào họ đầu tư lớn
    để thu về nhỏ. Lượng tiền quá ít ỏi đổ vào eSport không cho phép các
    team tăng kích thước, và ngăn cản việc go pro vì khó ai sống nổi bằng
    nghề progamer ở những nơi không phải Hàn Quốc.
    Mặt trái của đa dạng game eSport hiện nay Team-fortress-2_go


    Team Fortress 2 cũng được đưa vào thi
    đấu tại Hàn Quốc.




    ESL có vẻ như đã ý thức được chuyện này
    khi giới hạn các giải Extreme Masters của họ xung quanh chỉ một vài tựa
    game, và đổ tiền vào những game từ trước đến nay “hái ra tiền” như CS và
    Warcraft. Thế nhưng đấy chỉ là ESL; toàn bộ cộng đồng chung eSport thì
    vẫn bị phân hóa, cản trở sự quan tâm đặc biệt đến bất kỳ dòng game nào,
    và vì vậy khó phát triển.

    Giải pháp thứ nhất hiện giờ cho các team
    và các sự kiện là tập trung vào một số nhất định những game thật sự
    đáng thi đấu, để nhà đầu tư cũng từ đó tập trung được dòng tiền của
    mình. Tuy nhiên trong thực tế, không thể ép buộc ai đó chơi một game mà
    anh ta không thích. Mỗi người chơi eSport có một gu riêng, nên các giải
    đấu sẽ khó mà thu hút nhiều khán giả nếu chỉ thi đấu đúng một game.

    Giải pháp thứ hai là kêu gọi các cộng
    đồng phân biệt tìm hiểu game của lẫn nhau để phá bỏ hàng rào vô hình
    giữa chúng. Ví dụ: game thủ Counter Strike có thể chơi thêm Quake Live,
    hay game thủ Quake Live có thể chơi thêm StarCraft. Một khi nhiều cộng
    đồng nhỏ hợp thành một cộng đồng thống nhất, thị trường sẽ lớn hơn với
    các nhà đầu tư, và tiền chắc chắn sẽ đổ vào nhiều hơn.

    Có lẽ, eSport đang bị chia cắt không vì
    khoảng cách địa lý, mà vì ý thích của con người. eSport sẽ chưa thể bứt
    phá khi còn chứa quá nhiều cộng đồng nhỏ trái gu với nhau trong nội bộ
    nó.

    VnB - Theo Fnatic
    Hattori Heiji
    Hattori Heiji
    [Level 2] Thành viên
    [Level 2] Thành viên


    Giới tính Giới tính : Male
    WG$ WG$ : 4932

    Xấu Re: Mặt trái của đa dạng game eSport hiện nay

    Post by Hattori Heiji Thu 13 May 2010 - 8:12

    He He, học chơi SC rồi wa Hàn Quốc bem nào :D
    Mong sao CS vẫn là CS bao lâu train CS mà nó trở nên lỗi thời thì phí lắm :(

      Current date/time is Fri 29 Mar 2024 - 2:25