World Games™

Tản mạn chuyện "làm" eSports: Từ ESWC đến ESVN WGlogoforlink

World Games™️
No.1 - Gaming | Never Old One
- Connecting World Games -


Contact:
legendofkiller206@yahoo.com









Join the forum, it's quick and easy

World Games™

Tản mạn chuyện "làm" eSports: Từ ESWC đến ESVN WGlogoforlink

World Games™️
No.1 - Gaming | Never Old One
- Connecting World Games -


Contact:
legendofkiller206@yahoo.com







World Games™

Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Tản mạn chuyện "làm" eSports: Từ ESWC đến ESVN Wcg

    Tản mạn chuyện "làm" eSports: Từ ESWC đến ESVN

    zLp™
    zLp™
    [Founder] Người sáng lập
    [Founder] Người sáng lập


    Giới tính Giới tính : Male
    WG$ WG$ : 34390

    Tản mạn chuyện "làm" eSports: Từ ESWC đến ESVN Empty Tản mạn chuyện "làm" eSports: Từ ESWC đến ESVN

    Post by zLp™ Fri 5 Jun 2009 - 12:39

    (Vzone) - Hai nhà tổ chức, hai con đường, một kết cục.


    Bạn thân mến,

    Khi
    các bạn đọc bài viết này, những suy nghĩ và đánh giá của bạn về 2 cái
    tên "ESVN" và "ESWC" có lẽ đã đi qua một khoảng thời gian dài. Có nhiều
    người sẽ đặt câu hỏi: "tại sao lại đem ESWC ra để so sánh cùng ESVN -
    chẳng phải kệch cỡm quá sao ?". Nếu xét về tầm cỡ quy mô và chất lượng
    sự kiện thì quả là có sự chênh lệch đáng kể, nhưng trong khuôn khổ ngắn
    ngủi của một bài viết, Vzone chỉ xin được hướng các bạn theo một cách
    nhìn khác đi, tạm gạt sang 1 bên những định kiến trước kia. Trong 5'
    đọc và suy ngẫm về bài viết, hãy tạm coi như chúng ta chỉ biết về ESVN
    hay ESWC qua khía cạnh là những thương hiệu đã từng xuất hiện trong nền
    Thể thao điện tử quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng.


    ESWC
    và ESVN có khá nhiều điểm chung. Xuất phát điểm của cả hai đều là một
    nhóm những người trẻ tuổi, ham mê E-Sport và có nhiệt huyết muốn biến
    E-Sport thành một thứ văn hóa trong thời đại Internet. Họ đều thuộc sở
    hữu của các công ty quy mô nhỏ, tuy nhiên nếu như ESWC chỉ bó hẹp hoạt
    động trong việc tổ chức các giải đấu onLAN thì ESVN còn sở hữu một
    trang chủ chuyên đưa tin tức, bình luận, tổ chức các giải đấu online và
    trước lúc dừng hoạt động họ cũng bắt đầu cung cấp một số dịch vụ
    online.


    Đây cũng chính là điều mà Matthieu Dallon muốn ESWC thực hiện nếu như được quyền làm lại mọi thứ. “Nếu chúng tôi có thời gian và nguồn lực, chúng tôi đã đầu tư vào nền tảng các dịch vụ online”. Nhưng
    nhận xét một cách khách quan thì dịch vụ online liên quan tới E-Sport
    có thể khả thi tại các quốc gia châu Âu chứ chưa thể thu lãi tại Việt
    Nam, nơi mà còn rất ít người sẵn sàng trả tiền cho việc đọc nội dung số
    hay các dịch vụ khác còn việc thanh toán trực tuyến cũng chưa phổ biến
    và thuận tiện. Việc thương mại hóa các dịch vụ online có trả phí đúng
    vào thời điểm kinh tế khó khăn đã dẫn tới sự thất bại không tránh khỏi
    của chúng.

    Xét trong khía cạnh tài chính, cả ESWC và ESVN đều không thu được nhiều
    lợi nhuận từ các hoạt động của mình. Nếu như ESWC chỉ lãi duy nhất một
    năm trong quá trình hoạt động của mình thì ESVN cũng gần như luôn phải
    bù lỗ cho các sự kiện mà họ tổ chức. ESWC bị chỉ trích là quá phụ thuộc
    vào nguồn vốn từ nhà tài trợ chính là Nvidia thì thậm chí ESVN còn chưa
    kiếm được một nhà tài trợ tầm cỡ như vậy để dựa vào. Năm 2009, ESWC mất
    đi bầu sữa Nvidia còn ESVN cũng không thể tìm ra nguồn tiền cần thiết
    để tổ chức VESC – sự kiện lớn nhất hàng năm của họ. Cả hai đều đã phải
    tuyên bố hoãn tổ chức giải đấu và sau đó là hủy hẳn, điều khiến các
    game thủ vô cùng thất vọng. Quá trình kinh doanh thua lỗ và hậu quả từ
    cuộc khủng hoảng tài chính đã quật ngã cả hai nhà tổ chức. Với ESVN thì
    còn có thêm một nguyên nhân, đó là bên cạnh mảng E-Sport, họ đã tổn hao
    nhiều nguồn lực vào các dự án khác trong khi bản thân các dự án này
    cũng chưa thể mang lại nguồn thu trong giai đoạn ngắn.


    Tản mạn chuyện "làm" eSports: Từ ESWC đến ESVN Dt
    Hình ảnh tại vòng chung kết VESC 2006.

    Sự ra đi của ESWC và ESVN
    đều gây tác động tiêu cực tới tình hình chung của E-Sport, tất nhiên là
    với quy mô rất khác nhau. ESWC sụp đổ đánh dấu sự chấm dứt của hình
    thức kinh doanh E-Sport hướng tới giới game thủ hardcore và sự độc lập
    với các nhà phát hành game. Nó cũng là một cú đấm nặng giáng vào giới
    E-Sport khi hiện tại chỉ còn WCG là nhà tổ chức E-Sport tầm cỡ thế giới
    duy nhất. Vai trò của ESVN trong đời sống E-Sport tại Việt Nam cũng gần
    tương tự như ESWC. Họ là nhà tổ chức duy nhất hoạt động hướng tới nhu
    cầu của cộng đồng và độc lập với nhà phát hành đồng thời đủ sức mạnh và
    để gây ảnh hưởng lớn tới giới game thủ hardcore. Việc ESVN ngừng hoạt
    động đồng nghĩa với việc tại Việt Nam không còn một hệ thống giải đấu
    đa dạng, có hệ thống và đầy đủ các môn E-Sport phổ biến.

    Trong mối quan hệ với các nhà phát hành game, ESWC cố gắng giữ sự độc
    lập tuyệt đối nhằm mục đích đặt lợi ích của game thủ lên trên hết. ESVN
    cũng có được sự độc lập này trong một số giải đấu, tuy nhiên vấn đề
    kinh tế đã buộc họ phải có sự điều chỉnh và như chúng ta đã thấy, game
    Cross Fire đã có mặt tại EGT University 2008 với cái mác game E-Sport
    mở rộng. Tuy vậy, quá trình tìm kiếm thêm các nguồn lực để duy trì sự
    hoạt động của công ty đã không đem lại kết quả và kết quả cuối cùng thì
    tất cả chúng ta đều đã rõ.
    Tản mạn chuyện "làm" eSports: Từ ESWC đến ESVN Money
    Tài chính là nguyên nhân lớn nhất khiến cho VESC biến mất.

    Tuy vậy nếu như việc ESWC
    ngừng hoạt động nhận được sự nuối tiếc từ đa số game thủ trên thế giới,
    nhất là những ai từng tham dự giải đấu do họ tổ chức thì ESVN lại không
    được như vậy. Quan hệ của tổ chức này với game thủ ngày càng xấu đi và
    tới thời điểm họ sắp dừng hoạt động thì mối quan hệ với một vài clan
    game lớn đã tới mức đối đầu. ESVN đã bị đả kích trên rất nhiều phương
    diện, từ công tác tổ chức giải tới việc quan hệ cộng đồng hay thực hiện
    các cam kết với game thủ. Trên thực tế thì khá nhiều sự kiện của ESVN
    tổ chức với chất lượng không đảm bảo và gặp nhiều trục trặc.


    Trong quan hệ với cộng đồng
    game thủ, họ cũng không được lòng một bộ phận và đó lại là các game
    thủ, các clan có tiếng nói nên dễ dẫn tới việc bị chỉ trích. Việc thực
    hiện các cam kết về trao thưởng hay tổ chức ra nước ngoài thi đấu cũng
    không thuận buồm xuôi gió. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận khách quan là
    ESVN đã nỗ lực hết khả năng trong quá trình hoạt động. Mô hình kinh
    doanh của họ có vấn đề, chất lượng dịch vụ (ở đây chủ yếu là công tác
    tổ chức sự kiện) còn kém nhưng những cáo buộc về việc họ vụ lợi từ cộng
    đồng là điều phi lý. Rút cuộc, những người chịu thiệt hại lớn nhất sau
    những lục đục của E-Sport Việt Nam chính là những game thủ bình thường,
    những người chiếm số lượng đông nhất trong cộng đồng.

    Trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay, việc mong chờ có một nhà
    tổ chức E-Sport tầm cỡ xuất hiện là điều không tưởng, dù ở trong nước
    hay tầm cỡ thế giới. Với điều kiện thực tế tại Việt Nam thì có lẽ phải
    vài năm tới chúng ta mới lại được chứng kiến nhiều sự kiện được tổ chức
    như trong giai đoạn 2006 - 2008. Việc kinh doanh E-Sport cũng mới mẻ
    giống như bản thân môn thể thao này và tổ chức nào tiếp bước ESVN sẽ có
    được nhiều bài học từ sự sụp đổ của người đi tiên phong này.

    Họ sẽ phải có những chiến
    lược thực tế hơn, phù hợp hơn với nhu cầu của game thủ Việt Nam thay vì
    quá chú trọng tới một số ít game thủ hardcore, sẽ phải có một đội ngũ
    tổ chức sự kiện chuyên nghiệp hơn. Và điều quan trọng nhất trước khi
    bước vào cuộc chơi là hãy chuẩn bị đủ tiền. Mọi trục trặc, rắc rối mà
    ESVN gặp phải suy cho cùng cũng chỉ vì không đủ nguồn lực tài chính và
    đây cũng là nguyên nhân trực tiếp khiến họ thất bại chứ không phải sự
    đối nghịch từ một số nhân tố trong cộng đồng hay các chiến lược kinh
    doanh sai lầm.

      Current date/time is Fri 19 Apr 2024 - 15:41